image banner
Lợi Bình Nhơn mang nét duyên dáng của vùng đồng bằng sông Cửu Long

Lợi Bình Nhơn có một nền văn hóa đã hình thành và phát triển trên châu thổ sông Vàm Cỏ tây

Trong quá trình chinh phục thiên nhiên để tạo dựng cuộc sống, những đức tính truyền thống như cần cù, chịu khó, kiên cường, bất khuất của người dân làng Lợi Bình Nhơn ngày càng bồi đắp thêm, đồng thời làm nảy nở những đức tính tốt đẹp trong quan hệ giữa những con người cùng cảnh ngộ - nghèo khổ, phiêu dạt, phải lao động cực nhọc để kiếm sống, chuộng tình nghĩa, sống thủy chung, sẵn sàng chia bùi sẻ ngọt, trọng nghĩa khinh tài ... Những đức tính tốt đẹp ấy được hun đúc thành những phẩm chất truyền thống mà mỗi người dân Lợi Bình Nhơn từ thế hệ này qua thế hệ khác, đều hết sức quý trọng, nâng niu và giữ gìn đến ngày hôm nay.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người dân xã Lợi Bình Nhơn chịu lắm đau thương, mất mát về người và vật chất, với 78 liệt sĩ, 12 thương binh, 7 mẹ Việt Nam anh hùng. Từ tinh thần yêu nước, yêu quê hương giống nòi, người dân Lợi Bình Nhơn đã đứng lên kháng chiến, góp phần cùng cả nước giành độc lập. Góp phần cùng tỉnh Long An xứng đáng được Nhà nước tuyên dương và tặng cho tám chữ vàng:

“TRUNG DŨNG KIÊN CƯỜNG – TOÀN DÂN ĐÁNH GIẶC”

Là một trong những vùng đất có truyền thống lịch sử - văn hóa, xã Lợi Bình Nhơn có đời sống văn hóa khá đa dạng, phong phú với 04 Đình Thần; đình Xuân Sanh, đình Hoà An, đình Bình Yên, đình Ngãi Lợi. 

Riêng đình Xuân Sanh có 2 sắc thần của 2 đời vua, đình Ngãi Lợi và đình Bình Yên cũng có sắc thần nhưng trải qua những lần mưa pháo ác liệt của chiến tranh các sắc thần của 2 đình đã không còn nữa nhưng các đình mãi còn là minh chứng cho tinh thần yêu nước của người dân Lợi Bình Nhơn trong những năm dài kháng chiến. 

Đến ngày nay, các lễ hội đó vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Tuy nhiên, dù phần lễ được giữ gìn nguyên vẹn nhưng các hoạt động múa bóng rỗi, hát bội không còn được tổ chức, một phần do thiếu kinh phí, phần khác do người dân không còn đủ “mặn mà”.

Biểu tượng của lòng yêu nước

Gắn bó với người dân từ khi mới lập làng, lập ấp, các đình là chứng nhân lịch sử quan trọng cho tinh thần quật khởi, kiên cường của người dân Lợi Bình Nhơn xưa trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Do lợi thế nằm sâu trong ấp của làng Lợi Bình Nhơn nên cả 03 đình được chọn làm nơi dừng chân của cán bộ cách mạng. Người dân trong ấp đã thầm lặng hy sinh, che chở cho cán bộ, chiến sĩ ta trong suốt những năm dài kháng chiến. Hồ sơ di tích đình Xuân Sanh có ghi rõ: “Đình Xuân Sanh là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử cách mạng ở địa phương. Năm 1945, đình Xuân Sanh, đình Bình Yên, đình Ngãi Lợi  là nơi tập hợp của thanh niên tiền phong trong Cách mạng Tháng Tám. Trong kháng chiến chống Mỹ, các đình được chọn làm địa điểm tập dợt của đội văn nghệ xã Lợi Bình Nhơn, nơi che chở, bảo vệ cán bộ, chiến sĩ cách mạng”.

Ngày nay xã Lợi Bình Nhơn đã tách ra một phần diện tích để lập nên Phường 6 - thành phố Tân An nhưng đình Xuân Sanh vẫn tiếp tục phát huy giá trị là nơi sinh hoạt cộng đồng, làng xã như nhà văn hóa ấp, là nơi hội họp, làm việc của người dân, chi, tổ, hội đoàn thể.

Sau gần 200 năm tồn tại, các đình đã đi qua nhiều đổi thay, là minh chứng cụ thể cho lịch sử của địa phương, dân tộc. Riêng đình Xuân Sanh vừa tiêu biểu cho đình làng trong tỉnh, bởi đang giữ 2 tờ sắc thần, một cổ vật quan trọng đánh dấu cho lịch sử xây làng, lập ấp tại Nam bộ nói chung và tỉnh nhà nói riêng. Mặc dù những di tích, hiện vật liên quan đến giai đoạn kháng chiến chống ngoại xâm không còn nữa nhưng sự “có mặt” của đình trong lịch sử chống ngoại xâm của làng Lợi Bình Nhơn thì không thể nào phủ nhận. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, các đình được trùng tu có quy mô hơn, kiên cố hơn.

Loại hình nghệ thuật truyền thống như ca cổ, hát bội, tết Đoan Ngọ, tết nguyên Đán..., nghề truyền thống như đan đệm, đan nón, đan giỏ bằng bàng, đan bội tre...  

Anh-tin-bai

Các lễ hội

- Lễ hội cũng là một loại tài nguyên du lịch nhân văn, bởi vì khả năng hấp dẫn khách du lịch của nó rất cao. Thông qua lễ và hội, trong chừng mực nhất định, du khách có thể hiểu biết được phong tục, tập quán của nhân dân địa phương.

- Lợi Bình Nhơn cũng là nơi cư trú của nhiều dân tộc (Chăm, Khmer, Hoa...) do địa bàn có khu Công nghiệp Lợi Bình Nhơn và khu công nghiệp Tú Phương.

- Một số lễ hội chủ yếu gồm có: Thượng điền, Cầu bông và Kỳ yên. Lễ Kỳ yên vào tháng Chạp là lễ lớn nhất (Cầu An) vào dịp đầu năm. Thông thường những lễ hội này đều có đám rước rất sôi nổi với những trang phục lễ hội sặc sỡ. Những loại hình lễ hội này nếu nghiên cứu tổ chức phục vụ du lịch sẽ thu hút được nhiều du khách. Đặc biệt nếu kết hợp với những trò chơi dân gian như Hát bội, kéo co, đánh vật... sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn.

Di sản văn hóa phi vật thể

Trong các di sản văn hóa phi vật thể khá phong phú trên địa bàn, tiêu biểu là đờn ca tài tử mà Long An là quê hương của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu. Đây là giá trị có khả năng khai thác kết hợp với những giá trị tài nguyên du lịch khác tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn của Lợi Bình Nhơn với tư cách là một địa phương của thành phố Tân An - Long An vùng ĐBSCL.  

Văn hóa, ẩm thực truyền thống

Nhìn chung, văn hóa dân gian cũng là một dạng tài nguyên hấp dẫn đối với khách du lịch. Cũng như bao miền quê khác, nền văn hóa nghệ thuật dân gian của Lợi Bình Nhơn cũng mang đậm bản sắc truyền thống Việt Nam, cần cù, chịu thương chịu khó, thông minh, lãng mạn, yêu đời. Với những làn điệu hò trong sinh hoạt vui chơi có hò cuộc, hò lờ, ... các làn điệu lý đặc trưng của vùng Nam Bộ, các điệu vè... Về ca múa nhạc truyền thống có múa hát bóng rỗi và hát bội.  

Thiên nhiên đất đai, sông nước Lợi Bình Nhơn - TP Tân An đã cho con người những sản vật quý giá như lúa thanh long, dưa hấu, các loại cá, chim, mật ong, các loại ốc... từ đó với tài khéo léo của con người đã tạo ra những món ăn đặc sản khó quên, có thể kể đến như lẩu mắm, cá lóc nướng trui, canh chua cá chốt... 

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

 

Anh-tin-bai
Lẩu mắm là một món ăn tổng hợp với các nguyên liệu là nước cốt mắm sặc, cá, tôm, cua, mực, bò, heo... và đặc biệt là một số lượng phong phú, đa dạng của các loại rau: bông súng, đọt nhãn lồng, ngò gai, ngò om, cải xanh, rau muống, rau ngổ, đậu rồng, kèo nèo, rau đắng, càng cua, bông so đũa, cà phổi, bắp chuối, ớt hiểm, tỏi... Ngoài ra còn có thêm đậu bắp, nấm rơm với các loài cá đồng như: lươn, cá rô, các sặc rằn, cá dầy, cá lóc...

Cá lóc nướng trui là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền sông nước Nam Bộ, với hương vị độc đáo và cách chế biến rất đơn giản. Cá lóc vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, được xuyên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, sau vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Cá lóc nướng trui thường ăn kèm với bún, bánh tráng nhúng nước hoặc cuốn lá sen non, rau thơm.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh